Kỹ thuật hàn hồ quang tay

Hàn hồ quang tay

Khi hàn điện hồ quang tay, người thợ phải biết cách đưa que hàn.

  • Đưa dọc trục que hàn từ trên xuống dưới, nhằm giữ chiều dài hồ quang không đổi, do đó hồ quang hàn cháy ổn định. Chiều dài hồ quang thường giữ bằng 0,5 – 1,1 lần đường kính que hàn.
  • Đưa dọc trục mối hàn, nhằm hàn hết chiều dài của mối hàn
  • Đưa que hàn dao động ngang mối hàn, nhằm tạo mối hàn có chiều rộng nhất định

Bật hồ quang hàn

Có hai các bật hồ quang hàn: ma sát và tiếp xúc

Phương pháp ma sát: quệt nhẹ que hàn lên kim loại hàn, khi hồ quang phát sinh giữ cho đầu que hàn và mặt kim loại nóng chảy có khoảng cách không đổi từ 2 – 4mm để giữ hồ quang cháy ổn định

Phương pháp tiếp xúc: gõ (mổ) nhẹ đầu que hàn tiếp xúc với bề mặt kim loại, rồi nhấc nhanh lên giữ ở khoảng cách nhất định cho hồ quang cháy đều.

Bắt đầu và kết thúc mối hàn

Khi mới bắt đầu hàn, nhiệt độ ở vật hàn còn thấp, nên độ sâu nóng chảy ở phần này tương đối nông, mối hàn có thể bị yếu đi. Vì vậy lúc bắt đầu hàn, sau khi bật hồ quang nên kéo dài hồ quang để gia nhiệt vật hàn nóng lên, sau đó mới dần dần hạ thấp tới chiều dài thích hợp 2 -3mm và hàn bình thường.

Khi hàn xong, nếu nhấc ngay hồ quang ra sẽ tạo cho mặt ngoài vật hàn có vết lõm sâu, có thể tạo ứng suất và sinh rạn nứt. Trước khi kết thúc phải giữ que hàn đứng im và ngắt hồ quang từ từ. Trường hợp hàn tấm nhỏ hoặc hàn tấm mỏng thì phải hàn và ngắt hồ quang liên tục nhằm đảm bảo đắp được đầy rãnh hồ quang.

>> Phân loại các phương pháp hàn

Cách nối liền các mối hàn

Khi hàn hồ quang tay vì chiều dài que hàn hạn chế phải thay que hàn; muốn đảm bảo mối hàn liên tục phải nối chúng lại với nhau. Có 4 loại nối:

  • Phần đầu mối hàn sau, nối với phần cuối mối hàn trước (1)
  • Phần cuối hai mối hàn nối với nhau (2)
  • Phần cuối mối hàn sau nối với phần đầu mối hàn trước (3)
  • Phần đầu hai mối hàn nối với nhau (4)

Ở chỗ nối các mối hàn với nhau thường có thiếu sót: mối hàn quá cao, ngắt quãng và rộng hẹp không đều. Chú ý: đối với loại nối (1) và (4) chỉ nên bật mối hàn ở đầu hoặc phần cuối mối hàn. Khi hồ quang cháy rồi, kéo dài hồ quang ra một ít để gia nhiệt, sau đó rút ngắn dần hồ quang lại đến độ thích hợp và tiếp tục hàn bình thường

Đối với đầu nối loại (2) và (3), khi hàn tới phần đầu hoặc cuối đường hàn phải nâng ( kéo dài) hồ quang hàn lên một ít, sau đó tiếp tục hàn một đoạn, sau cùng lại kéo dài hồ quang để tự nó tắt dần.

>> Xem thêm: khắc phục ứng suất và biến dạng hàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *