Lịch sử hình thành và phát triển nghề hàn

lịch sử nghề hàn

Năm 1802 viện sỉ V.V Petrốp phát hiện ra hồ quang điện. Sau đó đến năm 1810 , nhà vật lý người Anh là Đêvi tiếp tục nghiên cứu và chứng minh khả năng hồ quang điện là nóng chảy kim loại. Đến năm 1882, N.N Bennađôxơ đã sử dụng hồ quang điện là nóng chảy kim loại và sử dụng hàn hồ quang bằng điện cực than. Tiếp sau đó , N.G Slavianốp sử dụng hồ quang điện để hàn bằng que hàn thếp và biết bảo vệ vùng hàn chống lại các khí có hại : ni tơ, ô xy.

Năm 1907 , Kenbétgơ (Thụy Điển) đã tìm ra phương pháp ổn định hồ quang và bảo vệ vùng hàn bằng cách bọc que hàn bằng lớp thuốc bọc.

Trong một phần tư đầu thế kỷ XX , Liên Xô đã chế tạo nồi hơi bằng phương pháp hàn, sau đó đến chế tạp tàu thủy và các  kết cấu khác. Nhưng trong thời kỳ này hàn hồ quang tay là chủ yếu.Hàn hồ quang tay phát triển người ta đã chế tạo que hàn bằng nhiều loại thép và hợp kim có tính chắt khác nhau để hàn những kim loại và hợp kim khác nhau. Năm 1928, Alecxando (Mỹ) tìm ra phương pháp hàn hồ quang trong khí bảo vệ.

Năm 1929 người ta tìm ra phương pháp hàn tự động dưới lớp thuốc trong điều kiện thí nghiệm với lớp thuốc là hỗn hợp của than gỗ, tinh bột, mùn cưa và bồ hóng. Hàn tự động ra đời đã tăng công sức hàn hồ quang , bảo vệ được vùng hàn tốt do vậy nâng cao được chất lượng mối hàn và tăng năng suất đồng thời cải thiện được điều kiện làm việc cho thợ hàn. Nhờ vậy mà hàn tự động phát triển một cách nhanh chóng cả về công nghệ và thiết bị.

Sau thế chiến thứ 2 cùng với hàn tự động dưới lớp thuốc, phương pháp hàn trong môi trường khí bảo vệ cũng phát triển và nó được sử dụng để hàn một số kim loại có tính hàn kém.

lịch sử nghề hàn
Ngành hàn hình thành và phát triển từ rất lâu

Năm 1949 đã ra đời phương pháp hàn nóng chảy đặc biệt – hàn điện xỉ. Hàn điện xỉ ra đời có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công nghệ chế tạo nồi hơi, thiết bị cán, trục tuốc bin thủy lực cỡ lớn và các sản phẩm cỡ lớn khác. Sau đó hàng loạt các phương pháp khác hàn ra đời: hàn bằng tia laze hàn băng siêu âm.