Kỹ thuật hàn: Nứt mối hàn, nguyên nhân và biện pháp khắc phụ

Nứt mối hàn là gì?

Trong các dạng khuyết tật mối hàn thì nứt là dạng khuyết tật nguy hiểm nhất. Nếu trong mối hàn có vết nứt dù rất nhỏ thì trong quá trình làm việc vết nứt sẽ lan rộng ra, dẫn đến phá hủy liên kết hàn. 

Nứt có thể tồn tại trên bề mặt mối hàn, bên trong mối hàn hoặc ở khu vực ảnh hưởng nhiệt.

nut-1.png

Các loại nứt liên kết hàn:

Nứt liên kết hàn được phân loại theo:

a) Vị trí phát sinh vết nứt 

Theo vị trí phát sinh vết nứt: Nứt trong – Nứt ngoài

b) Theo bản chất:

– Nứt nóng:

Được hình thành khi kim loại lỏng vũng hàn kết tinh. Các vết nứt nóng thường tập trung trong mối hàn. Các vết nứt nóng thường tập trung trong mối hàn và cũng có thể phát triển rộng ra bề mặt mối hàn hoặc có thể tạo thành ở khu vực ảnh hưởng nhiệt. Các vết nứt nóng tạo thành ở khu vực ảnh hưởng nhiệt chủ yếu là do các tạp chất có hại trong kim loại vật hàn.

– Nứt nguội:

Nứt nguội tạo thành ở nhiệt độ thấp (sau khi kết tinh). Nứt nguội thường phân bố ở biên giới hạt. Trong đa số các trường hợp, nứt nguội phát triển ra bề mặt và thường xuất hiện ở khu vực ảnh hưởng nhiệt. Các vết nứt nguội có kích thước rất nhỏ nên khó phát hiện bằng mắt thường.  

– Nứt do mỏi:

Nứt do mỏi xuất hiện khi kết cấu hàn làm việc lâu trong điều kiện tải trọng động. 

Nguyên nhân gây nứt mối hàn:

Hiện tượng nứt mối hàn có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân sau:

– Do hàm lượng photpho và lưu huỳnh trong kim loại hàn và kim loại điện cực quá cao.

– Do độ dẻo của kim loại vật hàn thấp và ứng suất sinh ra trong quá trình hàn lớn.

– Rảnh hồ quang không được lấp đầy nên khi nguội kim loại mối hàn bị co ngót và dễ sinh ra vết nứt. 

Các biện pháp khắc phục hiện tượng nứt mối hàn

– Chọn kim loại vật hàn và kim loại điện cực có hàm lượng photpho và lưu huỳnh thấp.

– Chọn chế độ hàn và trình tự hàn thích hợp.

– Giảm tốc độ nguội của vật hàn. Trong trường hợp cần thiết phải xử lý nhiệt sau khi hàn.