Kỹ thuật hàn đắp bằng que hàn thép
Hàn đắp thép C thấp và thép hợp kim thấp
Thép các bon thấp và thép hợp kim thấp thuộc nhóm thép dễ hàn, do đó việc hàn đắp được thực hiện bằng phương pháp thông thường và trong điều kiện bình thường.
- Que hàn để nghiêng với mặt phẳng đứng một góc 15 – 20º. Nếu giữ que hàn ở vị trí thẳng đứng thì kim loại lỏng và xỉ sẽ chảy ra phía vật liệu cơ bản chưa nóng chảy làm giảm độ ngấu của mối hàn.
- Có thể hàn theo hướng thẳng (H.a) hoặc theo hình chữ chi (H.b).
Khi hàn theo hướng thẳng, chiều rộng mối hàn bằng 1,5d. Còn hàn theo chữ chi phụ thuộc biên độ dao động ngang của que hàn.
– Phương pháp hàn theo hướng thẳng ít sử dụng, vì: vũng hàn bé, đông đặc nhanh, các khí khó thoát khỏi kim loại mối hàn nên mối hàn thường bị rỗ.
– Thường sử dụng phương pháp hàn theo chữ chi, tại các điểm 1,2,3,4… tốc độ dịch chuyển que hàn giảm, tạo điều kiện cho mối hàn ngấu tốt, các chất khí kịp thoát khỏi mối hàn.
Chất lượng hàn đắp nhận được tốt nhất khi chiều rộng mối hàn bằng 2,5d. Để đạt điều đó biên độ dao động ngang của que hàn bằng 1,5 – 2d.

- Hàn đắp thực hiện với chiều dài hồ quang ngắn, các đường hàn phải xếp lần lượt sao cho đường sau ôm lấy1/3 – 1/4 chiều rộng đường trước, chiều cao lớp đắp phải cộng thêm lượng dư gia công cơ khí từ 2 – 3 mm, để có thể lấy hết các rãnh ngăn cách giữa các đường hàn.
- Quan hệ giữa chiều dày lớp kim loại hàn đắp, đường kính que hàn (d) và cường độ dòng điện hàn như sau:

- Trong hàn đắp chỗ hàn không ngấu và đặc biệt miệng hàn rất có hại. Tại đó thường phát sinh ra các vết nứt và phát triển rộng vào kim loại cơ bản. Bởi vậy ở miệng hàn và chỗ không ngấu tuỳ điều kiện, phải dùng các vật phụ để loại trừ (dùng bản, vòng, ống lót …). Miệng hàn nhất thiết không để trên bề mặt của kim loại cơ bản.
- Sau mỗi đường hàn phải đánh sạch xỉ và kim loại bắn tung téo ra rồi mới tiếp tục hàn đường tiếp theo.
- Sự chuyển tiếp giữa lớp hàn đắp và kim loại cơ bản phải đều và thoải để tránh hiện tượng tập trung ứng suất.